HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM RƠM

📚KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ DẠNG TRỤ ĐỨNG 🍄
👉1. Thời vụ trồng:
– Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng bất lợi.
– Trồng nấm rơm trong nhà ít bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, mùa vụ,…
👉2. Xử lý nguyên liệu ( ủ nguyên liệu)
Nguyên liệu chính hiện nay sử dụng để trồng nấm rơm là rơm rạ nên trong tài liệu này chỉ đề cập kỹ thuật xử lý rơm (gọi tắt là ủ rơm). Cách xử lý nguyên liệu khác cũng tương tự như xử lý rơm mặc dù có ít nhiều sai khác.
💡* Mục đích ủ rơm: Ủ rơm có 2 mục đích chính
– Chế biến rơm thành thức ăn dễ hấp thu cho nấm:
Nhờ các vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu dưới các điều kiện thích hợp các VSV này phân giải rơm thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho nấm.
– Khử trùng nguyên liệu:
Sự phân giải rơm nhờ VSV trong đống ủ tạo ra nhiệt. Nhiệt độ này có khi lên đến 75 độ C nhờ đó hạn chế sự sinh trưởng và tiêu diệt các VSV có hại cho trồng nấm.

📣 Bước 1: Làm ẩm nguyên liệu
✅Rơm rạ 🌾 khô được làm ẩm bằng cách ngâm trong bể nước vôi hoặc trãi ra tưới phun. Ngoài ra, có thể làm ẩm trước, rồi vừa chất rơm vừa tưới nước (như cách đang áp dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long).
👉Rơm rạ 🌾 tươi cũng cần tưới💧bổ sung đủ nước rồi mới chất (xếp). Rơm tươi thường lâu chín hơn rơm khô nên thời gian ủ sẽ lâu hơn.
📙Theo nhiều tài liệu, nồng độ pH trong nước thích hợp sử dụng để xử lý nguyên liệu (ủ rơm) là 12-13 và trong quá trình tưới nấm là 6,5-7.
📣Bước 2: Xếp đống ủ
Xếp rơm đã được làm ẩm hết lớp này đến lớp khác. Vừa xếp vừa dẫm đạp. Trường hợp dùng rơm tươi hay rơm khô cũng được làm ẩm bằng nước.
– Kích thước đống ủ: Dài và rộng tùy ý (tùy theo diện tích nơi ủ), cao 1,5 mét.
– Thời gian ủ: Từ 10 – 12 ngày tùy theo nguyên liệu và thời tiết.
📣 Bước 3: Đảo trộn đống ủ
– Sau 4 – 5 ngày ta đảo trộn đống ủ. Tùy vào độ chín của rơm.
* Các điều cần lưu ý để ủ rơm đạt yêu cầu:
– Chọn nguyên liệu: Nguyên liệu sạch bệnh, không bị úng nước, không bị mốc.
– Độ ẩm: Độ ẩm rơm trong đống ủ được điều chỉnh trong khoảng 70%.
– Độ nén đống ủ: Khi xếp đống ủ không nên xếp quá chặt và cũng không nên xếp quá lỏng.
– Chiều cao đống ủ: Đảm bảo càng cao càng tốt, thường chiều cao từ 1,4 – 1,8m đạt yêu cầu.
* Kiểm tra nguyên liệu đã ủ:
Trước khi trồng nấm cần kiểm tra rơm để ủ theo các chỉ tiêu sau:
– Độ ẩm: 70%
– Mùi: thơm đặc trưng, không hôi thối, không chua.
– Màu sắc: nâu sẫm.

👉3. Chăm sóc và thu hoạch
📔 Bước 4: Chuẩn bị khuôn chất nấm và meo nấm rơm
– Khuôn chất nấm là ống nhựa tròn có đường kính 50cm, chiều cao 80-90cm, ống thông gió giữa trụ phi 11cm. Khuôn chất nấm cắt dọc theo ống nhựa ra làm đôi, sau đó hàn mối nối để cố định khuôn khi chất.
– Meo nấm được sử dụng phải chọn bịch meo tốt có những sợi tơ màu trắng trong, tơ nấm phát triển đều khắp mặt môi trường bịch meo. Mỗi bịch meo (550g) có thể dùng cấy cho 1-1,5 cuộn rơm.
📕Bước 5: Lên dòng nấm, cấy meo, bổ sung dinh dương
– Rơm sau khi ủ được lấy ra ép và chất vào khuôn tròn, lần lượt lớp rơm cao khoảng 20-30cm thì 1 lớp meo giống, thực hiện liên tục đến khi trụ nấm cao 80-90cm.
– Để tăng năng suất, meo nấm được trộn với các loại dinh dưỡng hữu cơ.
📗Bước 6: Chăm sóc dòng nấm
Hằng ngày theo dõi độ ẩm của mô nấm, nếu thấy thiếu ẩm thì tưới nước. Nên tưới vào chiều mát. Tưới thẳng lên mô nấm.
📢Lưu ý: Khi nấm bắt đầu xuất hiện quả thể hình đinh ghim màu trắng, lúc tưới nước cần cẩn thận: Đưa vòi phun xa mô nấm một khoảng 0,3 – 0,4 m và tưới nhẹ nhàng.
📙Bước 7: Thu hoạch
Sau khi cấy meo (giống) khoảng 10 – 12 ngày có thể bắt đầu thu hoạch. Nên thu hoạch lúc nấm có hình cầu tròn đầu vào lúc sáng sớm. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Thu hoạch liên tiếp 3 – 4 ngày. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới 1 ngày. Sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc như trên để thu hoạch đợt 2.

Kích thước trụ chuẩn: Chiều cao trụ 60cm, đường kính 50cm, ống thông giữa 11

Có thể bạn quan tâm

Vật tư trồng Nấm Rơm

Bình luận trên Facebook